TIÊU ĐIỂM TUẦN 24:
I. Tin trong nước
1. Một vòng doanh nghiệp
Bộ Tài chính cấp giấy phép điều chỉnh về việcMIC tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng

Việc tăng vốn điều lệ nhằm mục đích tăng năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển thêm dịch vụ bảo hiểm tiềm năng như năng lượng, hàng không, dầu khí….; Hợp tác với các đối tác, nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước; Triển khai các phương thức bán hàng và quản trị hiện đại.
Bộ Tài chính chấp thuận nguyên tắc cho BIC tăng vốn điều lệ lên 762,3 tỷ đồng

Theo công văn, Bộ Tài chính chấp thuận về mặt nguyên tắc việc tăng vốn điều lệ của BIC từ 693 tỷ đồng lên 762,3 tỷ đồng. BIC phải thực hiện các thủ tục cần thiết để hoàn thành việc tăng vốn theo quy định pháp luật. Sau khi BIC cung cấp bằng chứng về việc các cổ đông đã góp đủ vốn điều lệ theo cam kết, Bộ Tài chính sẽ xem xét cấp giấy phép điều chỉnh cho Tổng công ty.
MIC cam kết đem lại chất lượng dịch vụ bảo hiểm hàng đầu cho khách hàng qua SLA

SLA (Service Level Agreement SLA) được hiểu là bản thỏa thuận giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ để lượng hóa các tiêu chuẩn dịch vụ, phân định rõ trách nhiệm của hai bên liên quan đến dịch vụ cung ứng nhằm đảm bảo các sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng yêu cầu được cung ứng đúng với thời hạn và kết quả đặt ra. Theo đó, các tiêu chuẩn chất lượng của MIC sẽ được cụ thể hóa và đo lường được thông qua SLA. Như vậy, dựa vào SLA khách hàng của MIC sẽ dễ dàng đánh giá chất lượng dịch vụ do MIC cung cấp một cách chính xác, cụ thể, rõ ràng và minh bạch.
Hiện nay, tại MIC, Ban Kiểm soát nội bộ và Quản trị rủi ro đang tích cực phối hợp và hỗ trợ các Phòng/Ban tại Hội sở, các đơn vị khu vực Hà Nội xây dựng và hoàn thiện bản dự thảo SLA để trình Ban Lãnh đạo phê duyệt trong tháng 6 chạy thử nghiệm. Cùng với chương trình 5S, việc cam kết xây dựng SLA đã khẳng định chiến lược phát triển bền vững, chuyên nghiệp, lấy chất lượng dịch vụ là chìa khóa thành công của MIC trên thị trường bảo hiểm.
PJICO triển khai bán bảo hiểm trực tuyến

Việc khai trương dịch vụ bán bảo hiểm trực tuyến là nỗ lực nhằm tạo nên tiện ích cho khách hàng trong việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của PJICO như: Bảo hiểm ô tô, xe máy, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm du lịch.
Phát triển kênh bán hàng trực tuyến, PJICO nhắm tới 3 tiêu chí cơ bản phục vụ khách hàng gồm: thời gian là vàng, chủ động tối ưu cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ và sản phẩm tốt – an toàn cao.
2. Quản lý thị trường bảo hiểm
19 nhóm giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm

9 nhóm giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ:
– Hoàn thiện hành lang pháp lý
– Khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
– Có tiêu chí về năng lực khai thác
– Hạn chế trục lợi bảo hiểm
– Hỗ trợ DN bảo hiểm phát triển sản phẩm bảo hiểm
– Có quy định pháp lý về đối tượng mua bảo hiểm
– Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo
– Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ việc tính phí
– Tháo gỡ vướng mắc về thuế và kế toán
10 giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ:
– Cần có tiêu chuẩn với đại lý bảo hiểm và các chức danh trong DN
– Hoàn thiện quy định về đầu tư tài chính trong DN bảo hiểm
– Chống trục lợi bảo hiểm trong bảo hiểm y tế, tai nạn con người
– Bổ sung hoạt động kinh doanh bảo hiểm trực tuyến vào trong Luật
– Cần có hướng dẫn DN bảo hiểm hoạt động phù hợp với FATCA
– Cần khắc phục bất cập trong quy định khiến bảo hiểm nhân thọ gặp bất lợi trong cạnh tranh với bảo hiểm phi nhân thọ cung cấp sản phẩm bảo hiểm tử kỳ, tai nạn cá nhân
– Nâng mức trần phí bảo hiểm hưu trí tự nguyện
– Cần có hướng dẫn về nộp thuế TNCN khi mua bảo hiểm và nhận quyền lợi bảo hiểm
– Kiến nghị liên quan tới hoạt động phân phối bảo hiểm qua tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài: đề nghị bổ sung dự thảo Thông tư hướng dẫn với bán bảo hiểm phi nhân thọ, bỏ chế độ đào tạo thường xuyên theo quý; giãn thời gian báo cáo đối với các hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng; có quy định về việc tuân thủ báo cáo đối với các đại lý tổ chức trong việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm.
– Về chế độ kế toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Cần có lộ trình áp dụng nguyên tắc giá thị trường, để không ảnh hưởng đến biên khả năng thanh toán.
3. Bảo hiểm với cộng đồng
Bảo Minh quyên góp “chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông”
(Bảo Minh) – Ngày 11/06/2014, tại văn phòng Trụ sở chính Tổng Công ty CP Bảo Minh đã tổ chức quyên góp “chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông” ngay trước giờ họp giao ban của Tổng Công ty.
Tại buổi quyên góp, toàn bộ lãnh đạo của Bảo Minh đều một lòng hướng về Biển Đông với mong muốn đóng góp một phần nhằm giúp lực lượng chấp pháp của Việt Nam thêm ấm lòng, thêm vững tin để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.
Cùng thời điểm diễn ra buổi quyên góp nêu trên, tại Hà Nội cũng diễn ra buổi quyên góp tương tự.
Số tiền quyên góp này sẽ được gộp chung với số tiền quyên góp của các Công ty thành viên và chuyển đến Ban tổ chức chương trình.
II. Tin quốc tế
QBE hợp nhất hai khối kinh doanh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Mỹ Latinh

Trang tin smh.com.au dẫn lờiông John Neal, Tổng Giám đốc QBE toàn cầu, cho biết ông David Fried, Tổng Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của khối kinh doanh mới sau khi hợp nhất và sẽ chính thức đảm nhận vai trò này từ ngày 15/8/2014. Đồng thời, ông Jose Sojo, Tổng Giám đốc khu vực châu Mỹ La tinh, sẽ nghỉ việc tại QBE vào cuối năm 2014 để đảm bảo chuyển giao quyền lực cho ông David Friedmột cách triệt để.
Theo QBE, việc tái cấu trúc này nhằm giúp tập đoàn nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như theo đuổi các chiến lược tăng trưởng trong khu vực.
Trang tin smh.com.au dẫn lời ông John Neal trong một bức thư điện tử nội bộ, viết: “Tôi biết quá trình hợp nhất hai đơn vị này sẽ dẫn tới những xáo trộn nhất định, song tôi đảm bảo rằng HĐQT và ban điều hành Tập đoàn luôn tin tưởng sự thay đổi này cuối cùng sẽ đem lại lợi ích cho chính chúng ta, cho khách hàng, cho cổ đông, cũng như cho cộng đồng”.
Năm 2013, QBE châu Mỹ La tinh đã đóng góp 1,38 tỷ USD còn QBE châu Á-Thái Bình Dương đem lại 730 triệu USD trong tổng số 18 tỷ USD doanh thu phí bảo hiểm của toàn tập đoàn. Tăng trưởng doanh thu phí của QBE châu Mỹ La tinh và QBE châu Á-Thái Bình Dương năm 2013 lần lượt là 13% và 23%.
Khối kinh doanh mới sau khi hợp nhất có thể đem lại tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu từ 10% đến 15%, tương đương với mức bình quân chung toàn tập đoàn.
AXA sử dụng các công cụ làm giàu dữ liệu của Callcredit Information Group

Công cụ của Callcredit cho phép AXA thu thập dữ liệu từ các nguồn lưu trữ công cộng, gồm hồ sơ bầu cử và các phán quyết của tòa án. Qua đó, nhà bảo hiểm sẽ nắm được các rủi ro của từng cá nhân rõ hơn, làm cơ sở định phí chính xác hơn.
Giao dịch này sẽ làm phong phú hơn các chương trình làm giàu dữ liệu của Callcredit, tương tự như giao dịch đã ký với Lexis Nexis cũng trong năm nay.
Căn cứ vào thỏa thuận giữa hai bên, các công cụ làm giàu dữ liệu sẽ được áp dụng vào các danh mục bảo hiểm nhà, bảo hiểm xe cơ giới của AXA.
Ông Jon Mitchell, Giám đốc bảo hiểm thương mại và bảo hiểm cá nhân của AXA, nói: “Thời kỳ của việc định phí dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học đã kết thúc, AXA sẽ tiếp tục đầu tư vào “dữ liệu lớn” cũng như nâng cao năng lực nhằm đem đến những kết quả đánh giá rủi ro và định phí tốt nhất cho các nhà môi giới và khách hàng”.
Giám đốc điều hành của Callcredit, ông Peter Mansfield, bình luận: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ AXA trong việc nâng cấp chương trình này nhằm nâng cao năng lực đánh giá rủi ro và định phí của họ”.
Aon Hoa Kỳ thâu tóm National Flood Services

Là nhà cung cấp dịch vụ quản trị rủi ro và môi giới bảo hiểm hàng đầu thế giới, Aon hiện có hơn 37.000 nhân viên hoạt động tại 500 văn phòng ở hơn 120 nước trên toàn cầu.
Vụ thâu tóm này sẽ giúp Aon Affinity – đơn vị thành viên của Aon Risk Solutions – nâng cao khả năng phục vụ khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm lũ lụt tại Hoa Kỳ, tận dụng năng lực quản trị và công nghệ về bảo hiểm lũ lụt của National Flood Services.
Sau khi giao dịch này được sự phê chuẩn của nhà chức trách, ông Keith Brown, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc National Flood Services sẽ tiếp tục đảm nhận vị trí công việc hiện tại, đồng thời báo cáo lên ông Bill Vit, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Aon Affinity.
Bình luận về thương vụ này, ông Bill Vit nói: “Vụ thâu tóm National Flood Services sẽ cho phép Aon Affinity đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đối với bảo hiểm lũ lụt tại Mỹ”.
“Bằng việc kết hợp năng lực bảo hiểm của Aon Affinity với công nghệ quản lý rủi ro lũ lụt của National Flood Services cho cả khu vực dân sự và thương mại, chúng tôi kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ khách hàng của Aon Affinity”.
National Flood Services có trên 800 nhân viên và các văn phòng khu vực đặt tại Kalispell, Montana, Overland Park, Kansas, Lakeland và Coral Springs, Florida, đồng thời quản lý các hợp đồng đã phát hành tại tất cả 50 bang và các hạt của Hoa Kỳ. Hiện đơn vị này đang quản lý xấp xỉ 3 triệu đơn bảo hiểm lũ lụt với 2,3 tỷ USD phí bảo hiểm hàng năm.
Sự thiếu vắng bảo hiểm đặt nhiều áp lực lên các chính phủ châu Á

Thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra tại khu vực này trong 2 thập kỷ qua vào khoảng 53 tỷ USD/năm, trong đó khu vực châu Á chiếm khoảng một nửa.
“Tuy nhiên, chỉ 7,6% trên tổng số tổn thất trong năm vừa qua được bảo hiểm. Điều này có nguy cơ vượt quá khả năng phục hồi tài chính của các chính phủ”, báo cáo cho biết.
“Vì vậy, rất cần có sự phối hợp giữa các nước trong khu vực cũng như việc các quốc gia ban hành các chính sách cấp vốn cho hoạt động quản trị rủi ro thảm họa tốt hơn và có hiệu quả hơn”.
Báo cáo viết các thiệt hại về cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh doanh, sản xuất nông nghiệp và nhà cửa có thể đẩy người dân vào nghèo đói, đe dọa tước đi những thành quả từ tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ cần ưu tiên vào việc lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh liên tục, nâng cao năng lực công nghệ và sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan công quyền.
Bản báo cáo cũng nhắc lại những đánh giá của Lloyd’s năm 2012 về các khu vực thiếu sự bảo hiểm cần thiết trên toàn cầu, trong đó 8/17 nước nằm tại khu vực châu Á. Tiêu biểu là Bangladesh, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái lan và Việt Nam.
Các hãng bảo hiểm Nhật Bản dự kiến tăng trưởng chậm

Theo đánh giá của Fitch Ratings, các công ty Tokio Marine & Nichido Fire, Mitsui Sumitomo, Aioi Nissay Dowa, Sompo Japan và Nipponkoa đã có mức tăng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới, song vẫn cần đẩy mạnh tăng trưởng để nâng cao lợi nhuận.
Do doanh thu phí tăng và bồi thường giảm nên tỷ lệ kết hợp được cải thiện về mức 97,5%. Mặc dù vậy, Fitch cảnh báo rằng với đà tăng trưởng chậm như hiện nay, những tác động tiêu cực do tăng thuế tiêu dùng và chi phí sửa chữa sẽ là gánh nặng lên tỷ lệ kết hợp trong năm tài chính hiện tại.
Trong năm tài chính vừa qua (kết thúc tháng 3/2014), các công ty bảo hiểm đã bồi thường hậu quả bão tuyết hồi tháng 2/2014. Tổng số khiếu nại bồi thường trị giá khoảng 200 tỷ Yên (2,09 tỷ USD) và làm tăng trích lập dự phòng thảm họa cho năm tài chính 2013-2014. Dự kiến khoản dự phòng này sẽ được hoàn nhập vào năm tài chính hiện tại, điều này khiến các công ty bảo hiểm đang kỳ vọng ghi nhận mức lợi nhuận cao hơn cho năm nay.
BTV (tổng hợp).
{fcomment}
Comments are closed.