Tình huống thú vị trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

altTh?i gian g?n ?ây, khi làm vi?c v?i các công ty môi gi?i hay các khách hàng n??c ngoài, DN b?o hi?m th??ng nh?n ???c yêu c?u chào ??n b?o hi?m gián ?o?n kinh doanh (Business Interruption) v?i m?c mi?n th??ng b?ng m?t s? ti?n c? th? (dollar amount deductible).

Vậy đâu là các lý do cho cách tiếp cận này? Nó có lợi hay có hại cho công ty bảo hiểm?

Trong một hợp đồng bảo hiểm, mức miễn thường được hiểu là phần giá trị đầu tiên của tổn thất mà người được bảo hiểm phải tự gánh chịu (tự bảo hiểm). Thông thường, mức miễn thường này được quy định bằng một số tiền cụ thể, ví dụ 500 USD; 2.000 USD; 1.000.000 USD/vụ tổn thất… Việc áp dụng mức miễn thường này nhìn chung rất đơn giản và dễ hiểu.

Tuy nhiên, trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh (theo sau thiệt hại tài sản, theo sau đổ vỡ máy móc…), thị trường bảo hiểm thường quy định mức miễn thường theo độ dài của thời gian, ví dụ “3 ngày liên tiếp”, “5 ngày liên tiếp”… Khái niệm này có vẻ cũng rất đơn giản và dễ hiểu, tuy nhiên trên thực tế có thể dẫn tới những tranh luận gay gắt giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm. Có 3 vấn đề là nguyên nhân cho tranh luận này:

Trước hết, mức miễn thường quy định thời gian theo “ngày sản xuất” hay theo “ngày trên lịch”? Sự khác biệt này sẽ không có nếu như người được bảo hiểm tiến hành sản xuất – kinh doanh vào tất cả 7 ngày trong tuần, 24h một ngày. Tuy nhiên, loại DN này không phổ biến. Giả sử một DN sản xuất 5 ngày trong tuần và có mức miễn thường theo thời gian là 48h. Nếu tổn thất xảy ra vào ngày thứ Năm của tuần, thì phải chăng, mức miễn thường này không có tác dụng? Trừ khi hợp đồng bảo hiểm quy định mức miễn thường là 48h sản xuất, còn không thì tranh luận có thể diễn ra.

Vấn đề thứ hai liên quan đến các chi phí tăng thêm để hạn chế tổn thất (Increased Costs of Working). Điều gì sẽ xảy ra nếu các chi phí này phát sinh trong khoảng thời gian miễn thường, nhưng tác dụng của nó chỉ diễn ra sau khi kết thúc khoảng thời gian miễn thường đó? Nếu hợp đồng bảo hiểm chỉ quy định một khoảng thời gian miễn thường mà không nêu ra định nghĩa rõ ràng hay điều khoản giải thích, quan điểm của công ty bảo hiểm sẽ là: các chi phí hạn chế tổn thất này sẽ không được bảo hiểm, bởi vì nó phát sinh trong khoảng thời gian miễn thường.

Tuy nhiên, quan điểm này có thể phản tác dụng đối với chính công ty bảo hiểm. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm là phải tiến hành tất cả các biện pháp hợp lý và cần thiết để hạn chế và giảm nhẹ tổn thất.

Nhưng một người được bảo hiểm có kinh nghiệm sẽ có động lực để trì hoãn các biện pháp này qua thời gian miễn thường để chắc rằng, các chi phí đó sẽ được công ty bảo hiểm chi trả. Điều này sẽ làm tăng thêm giá trị của tổn thất do gián đoạn kinh doanh mà công ty bảo hiểm phải chi trả.

Vấn đề thứ ba và có lẽ là vấn đề lớn nhất, trường hợp các thiệt hại về sản xuất xảy ra trong khoảng thời gian miễn thường không ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng trong khoảng thời gian đó mà ảnh hưởng cho giai đoạn sau. Điều này thường xảy ra khi người được bảo hiểm có hàng hóa dự trữ có thể đem ra sử dụng trong thời gian ngắn.

Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm có thể cho rằng, không có tổn thất trong khoảng thời gian miễn thường và mức miễn thường không áp dụng. Nhưng như vậy, kết luận này sẽ trái với điều khoản “Sự tích tụ của hàng hóa” (accumulated stocks) thường thấy trong hợp đồng bảo hiểm, trong đó quy định rằng: “Trong việc giám định tổn thất, tài khoản sẽ được xem xét và sẽ có khoản giảm trừ hợp lý nếu có bất kỳ sự thiếu hụt nào trong doanh thu do thiệt hại bị trì hoãn với lý do doanh thu được duy trì từ việc tích luỹ hàng hoá và hàng thành phẩm”.

Mục đích của điều khoản này là để tránh trường hợp không công bằng đối với người được bảo hiểm khi họ duy trì doanh số bán hàng bằng việc sử dụng các hàng hóa dự trữ, mà các hàng hóa dự trữ này không thể được khôi phục lại trước khi hết hạn của thời hạn bồi thường (indemnity period). Như vậy, quá trình giải quyết khiếu nại sẽ trở nên phức tạp hơn khi phải cân nhắc đến vấn đề này.

Từ những lý do trên, các công ty môi giới và một số khách hàng nước ngoài có xu hướng chuyển sang mức miễn thường bằng tiền bằng cách quy đổi giá trị của thời gian qua giá trị tiền. Ví dụ: người được bảo hiểm có lợi nhuận hàng năm là 50.000.000 USD, đơn bảo hiểm hiện tại có mức miễn thường là 3 ngày liên tiếp. Như vậy, mức miễn thường bằng tiền tương ứng sẽ là (50.000.000 USD/365)*3 = 410.000 USD.

Trong khi vấn đề lợi hơn hay hại hơn cho công ty bảo hiểm còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của từng công ty bảo hiểm, rõ ràng, mức miễn thường bằng tiền sẽ giải quyết được ba vấn đề nêu trên và hạn chế việc làm tăng thêm độ phức tạp của các khiếu nại liên quan đến đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, vốn đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm để giải quyết.

(ĐTCK).

Comments are closed.