Tiêu điểm tuần 36: Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại 10 tỷ USD do lũ lụt; bảo hiểm Trung Quốc đầu tư 14 tỷ USD vào tài sản hải ngoại; Đồng Tháp: ngạt khí khiến 6 người tử vong

alt

I. Thị trường trong nước

1. Tổn thất, thiệt hại

Venza gây tai nạn kinh hoàng tại ngã tư Phố Huế- Trần Xuân Soạn

alt(ANTĐ) – Khoảng 17h ngày 4/9, tại ngã tư Phố Huế- Trần Xuân Soạn (Hà Nội) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông khá nghiêm trọng khiến 1 người tử vong và 5 người bị thương. 

Một số người dân có mặt tại hiện trường, thuật lại: Đang giờ tan tầm, dòng người đi qua ngã tư rất đông, bỗng tiếng máy ôtô rồ lên bất thường rồi chiếc ôtô mang BKS 30V-1742 xuất hiện, phóng như tên theo hướng từ hướng phố Trần Nhân Tông sang phố Trần Xuân Soạn. Đến giữa ngã tư chiếc ôtô cuốn một người vào gầm xe và lao lên vỉa hè đâm tung cột sắt biển báo tên phố, đâm tiếp vài xe máy và một số người. Tiếp đà lao tới đầu xe bên phải đâm cực mạnh vào góc nhà mặt tiền nên xe bị văng ngược trở ra và lật ngửa trên vỉa hè.

Ngay trong tối 4-9, Nguyễn Tuấn Anh, 36 tuổi, trú tại Hàm Tử Quan, quận Hoàn Kiếm đã đến CAQ Hai Bà Trưng, Hà Nội trình báo, khai nhận là người điều khiển chiếc xe gây tai nạn kể trên. Điều khá kỳ lạ là quá trình gây ra tai nạn và xe bị lật ngửa, túi khí của chiếc xe Venza không bung ra.

Đồng Tháp: ngạt khí khiến 6 người tử vong 

alt(LDO) – Ngày 4/9, tại Dự án nhà máy tinh luyện mỡ cá IDI thuộc Cty CP đầu tư phát triển đa quốc gia IDI đã xảy ra vụ tai nạn ngạt khí làm chết 6 người. 

Theo thông lệ, mỗi tuần nhà máy phải cử người đến lấy mẫu (dầu cá) tại các bồn chứa. Mỗi lần như vậy, về nguyên tắc phải có 3 người cùng đi. Khoảng từ 9 giờ đến 9 giờ 20 phút sáng 4.9, các anh Triệu Bá Trà, Lâm Thanh Phong và Trần Tấn Lợi được phân công đi lấy mẫu trong bồn cao khoảng 6m. Lúc này, mực dầu cá trong bồn xuống thấp (khoảng 1/3 bồn) nên anh Phong dùng một dụng cụ lấy mẫu thả xuống (một sợi dây được cột vào một vật bằng inox). Tuy nhiên, do sợ dây ngắn nên anh Phong không thể thả đến khu vực chứa dầu. Thay vì tìm sợi dây khác để nối cho dài hơn, anh Phong lại trực tiếp leo xuống bằng cầu thang trong bồn. Lúc này, do trong bồn thiếu ôxy nên anh Phong khó thở, mất sức rồi vuột tay té xuống bồn. 

Đứng phía trên nhìn thấy, anh Lợi tưởng anh Phong bị trượt tay (do dầu cá rất trơn), liền kêu cứu rồi leo xuống tiếp ứng, sau đó anh Lợi cũng bị chết ngạt vì thiếu ôxy. Tiếp đến, anh Trà cùng ban giám đốc và một số nhân viên khác cùng đến cứu hộ, dẫn đến vụ tai nạn đáng tiếc. Sau đó, mọi người đã phá nắp dưới bồn để đưa các anh em ra ngoài. 

Theo thượng tá Lê Văn Dũng, Phó Trưởng Công an huyện Lấp Vò, qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, bước đầu nhận định các nạn nhân do bị thiếu không khí, bị ngạt dẫn đến tử vong. 

2. Một vòng doanh nghiệp:

SVIC chính thức đổi tên thành Tổng Công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội

alt(SVIC) – Căn cứ giấy phép điều chỉnh số 56/GPĐC12/KDBH ngày 20/8/2013 của Bộ Tài chính, kể từ ngày 20/08/2013, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm SHB – VINACOMIN chính thức đổi tên thành Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (tên Tiếng Anh: Sai Gon – Ha Noi Insurance Corporation, tên giao dịch: Bảo hiểm BSH, viết tắt BSH). Địa chỉ: Tầng 7+8 Tòa nhà AC, Lô A1A, Cụm SXTTCN &CNN – Phường Dịch Vọng Hậu- Cầu Giấy- Hà Nội

Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội kế thừa toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm SHB-VINACOMIN. Mọi chức năng hoạt động của Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội không thay đổi.

Tổng công ty và các Công ty thành viên trực thuộc sẽ chính thức sử dụng con dấu mới vào ngày 05/09/2013. Các văn bản, tài liệu, ấn chỉ được lập kể từ ngày 05/09/2013 nhưng sử dụng mẫu dấu cũ là không có giá trị pháp lý và không làm phát sinh nghĩa vụ đối với Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội.

Trao giải Sao vàng đất Việt: PTI và MIC được vinh danh 

alt(PTI) – Sáng ngày 2/9, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam phối hợp với TW Đoàn TNCSHCM tổ chức lễ trao giải Sao vàng đất Việt 2013 cho 200 thương hiệu tiêu biểu Việt Nam đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. 

Trong khối các doanh nghiệp bảo hiểm, PTI đạt Top 100 và MIC đạt Top 200.

Là một trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu Việt Nam, Bảo hiểm Bưu điện liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định nhất định nhất thị trường. Sáu tháng đầu năm 2013, PTI đạt doanh thu bảo hiểm gốc 688 tỷ đồng, lãi ròng 24,7 tỷ đồng, lần lượt bằng 48% và 45% kế hoạch cả năm.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, MIC là một trong số ít Doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh trên 50%,alt bancassuarance 6 tháng đầu năm 2013 bằng cả năm 2012, hiện nay MIC đứng thứ 8/29 DNBH Phi nhân thọ lớn nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, mạng lưới kinh doanh của MIC có mặt tại 53/63 tỉnh, thành với 25 Công ty Bảo hiểm thành viên, 137 phòng kinh doanh và hơn 1.500 đại lý.  Cùng trong lễ trao giải, Bảo Việt lọt vào Top 10 doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội.

BIC tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng 500 DN tăng trưởng nhanh nhất

altTổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa được công nhận là 1 trong 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011. Đây là kết quả theo Bảng xếp hạng FAST 500 năm 2012 vừa được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietnamNet chính thức công bố. So với bảng xếp hạng FAST 500 năm 2011 (giai đoạn 2007 – 2010), thứ hạng của BIC trong bảng FAST 500 năm 2012 (giai đoạn 2008 – 2011) tăng 10 bậc từ vị trí 170 lên vị trí 160.

Bảng xếp hạng FAST 500 được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế. Quy trình xếp hạng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập nhằm đảm bảo sự khách quan, khoa học tới mức cao nhất. Tiêu chí xếp hạng là các doanh nghiệp Việt Nam có thời gian thành lập và hoạt động ổn định hơn 4 năm tính tới thời điểm công bố bảng xếp hạng và có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm về doanh thu giai đoạn này đạt tối thiểu 30%.

Đây là lần thứ 3 liên tiếp Bảng xếp hạng FAST500 được công bố nhằm ghi nhận những nỗ lực và tôn vinh những doanh nghiệp năng động và tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Đây cũng là lần thứ 3 liên tiếp BIC lọt vào Bảng xếp hạng với thứ hạng liên tục được cải thiện, thể hiện sự tăng trưởng ổn định, bền vững của BIC trong 8 năm thành lập và phát triển.

Tập đoàn Bảo Việt được Forbes bình chọn trong Top 50 Công ty niêm yết 

altNgày 3/9, Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó có Tập đoàn Bảo Việt.

Theo Forbes Viêt Nam, danh sách được xây dựng không dựa trên tiêu chí quy mô của doanh nghiệp mà dựa trên phương pháp xếp hạng công ty của Tạp chí Forbes, có cân nhắc đến đặc thù các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Dữ liệu sử dụng để đánh giá dựa trên báo cáo tài chính có kiểm toán của ba năm liên tiếp, năm tài chính gần nhất kết thúc ngày 31/12/2012.

Tổng kết 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu hợp nhất của Bảo Việt đạt 8.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 735 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 10,3%, doanh thu khai thác mới bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng 31% so với 6 tháng đầu năm 2012.

3. Nhịp đập thị trường

Vì sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

alt(CAND) – Ngày 5/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản và Học viện Bảo hiểm Phi nhân thọ Nhật Bản tổ chức Hội thảo “Vì sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ”.

Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao việc Ban tổ chức lựa chọn 4 chủ đề thảo luận là: đào tạo và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, định phí bảo hiểm, rủi ro thiên tai và trục lợi bảo hiểm. Các đại biểu cho rằng, những nội dung thảo luận trên là những vấn đề mà thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đang cần phải giải quyết, cần thiết phải có sự thay đổi để hoàn thiện trong thời gian tới.

Thông qua 4 chủ đề trên, tại hội thảo các chuyên gia đến từ Nhật Bản đã truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn, những quy định pháp lý liên quan của Nhật Bản để Việt Nam có thể áp dụng, vận dụng vào thị trường bảo hiểm. Đồng thời, hy vọng thông qua hội thảo các đại biểu, các doanh nghiệp bảo hiểm trao đổi, thảo luận với các chuyên gia Nhật Bản để qua đó có sự hợp tác, hỗ trợ nhằm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới.

II. Tin quốc tế

Bán bảo hiểm với giá quá cao, 4 công ty bị phạt

 alt(TBTCO) – Đó là 4 công ty bảo hiểm ở Mỹ gồm: Hartford Accident and Indemnity, Hartford, Hartford Trung Đông và Trumbull đã đồng ý nộp phạt 100.000 USD.

Ủy viên bảo hiểm bang Washington, Mỹ, ông Mike Kreidler cho biết đã có quyết định xử phạt 4 công ty bảo hiểm trên vì đã bán bảo hiểm với giá quá cao cho những khách hàng ở bang Washington.

Các công ty này cũng đã hoàn trả hơn 1 triệu USD tiền vượt quá giá bảo hiểm cho khách hàng của họ, cộng thêm 8% lãi. Đã có gần 4.800 hợp đồng bảo hiểm tự động từ năm 2009 đến năm 2013 được nhận khoản tiền bồi hoàn này.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại 10 tỷ USD do lũ lụt trong tháng Tám

altTheo một báo cáo mới đây của Aon Benfield, lũ lụt trong tháng Tám đã gây thiệt hại 10 tỷ USD cho các nước Trung Quốc, Nga, Philippines và Pakistan. Trong đó, quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất là Trung Quốc với giá trị tổn thất lên tới 5,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, mức độ thiệt hại của các nhà bảo hiểm thấp hơn nhiều so với tổn thất thực tế, do tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại các khu vực chịu ảnh hưởng của lũ lụt là rất thấp.

Dọc theo biên giới phía đông bắc Trung Quốc, mưa dữ dội là nguyên nhân dẫn tới trận lụt lớn nhất trong lịch sử 120 năm qua vùng Viễn Đông nước Nga. Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga cho biêt tổng số 6.964 ngôi nhà và 3.762 căn nhà tranh (summer cottage) bị hư hỏng. Hơn 627.000 hecta đất nông nghiệp bị ngập nước. Tổng thiệt hại ước tính 1 tỷ USD.

Mưa lớn bất thường, cộng thêm ảnh hưởng của cơn bão Trami đã làm nhiều vùng tại Philippines thiệt hại nặng. Vào lúc đỉnh điểm, 60% hệ thống tàu điện ngầm tại nước này bị ngập chìm trong nước. Ước tính thiệt hại vào khoảng 2,2 tỷ USD.

Tại Pakistan, mùa mưa kéo dài đã gây ngập lụt lớn tại 5.739 làng trên cả nước. Ít nhất 208 người đã bị chết, 63.180 ngôi nhà bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn, 1,4 mẫu đất nông nghiệp bị ngập nước. Theo ước tính của chính phủ nước này, chỉ riêng thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp đã là 1,9 tỷ USD. 

Munich Re mua lại bộ phận quản lý rủi ro năng lượng của Renaissance

altMunich Re vừa đồng ý mua lại bộ phận quản lý các rủi ro năng lượng có nguồn gốc từ thời tiết hoặc có liên quan đến thời tiết từ Công ty RenRe Energy Advisors.

Bộ phận kinh doanh này có trụ sở tại Mỹ với kinh nghiệm 16 năm trên thị trường và là một trong các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trong phân khúc này. Khách hàng truyền thống bao gồm các công ty năng lượng tại Mỹ cũng như tại một số nước khác có nhu cầu bảo vệ trước những biến động về thu nhập do tình trạng thời tiết bất lợi gây ra. Thêm vào đó, bộ phận kinh doanh này còn giúp giảm thiểu những rủi ro trong quá trình giao dịch các hợp đồng hàng hóa dầu mỏ và khí đốt. 

Munich Re đã có thời gian 3 năm hợp tác với RenRe trong tư cách nhà cung cấp các giải pháp quản trị rủi ro.

Munich Re cho biết trong tương lai, tỷ trọng bảo hiểm của hãng này cho các rủi ro năng lượng truyền thống có thể sẽ giảm bớt để nhường chỗ cho những loại năng lượng mới, chẳng hạn năng lượng tái tạo – như việc bảo hiểm cho các nguồn năng lượng tái tạo trong trường hợp thiếu lượng gió hoặc ánh nắng mặt trời cần thiết.

Giao dịch này dự kiến sẽ hoàn tất vào quý IV năm nay, sau khi có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

Thị trường bảo hiểm Thổ Nhĩ Kỳ: chín muồi để đón nhận luồng vốn đầu tư 

altCác điều kiện thuận lợi tại thị trường bảo hiểm Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ có sức lôi cuốn với các nhà đầu tư nước ngoài trong 4 năm tới.

Theo một nghiên cứu do Timetric tiến hành, quy định về bảo hiểm bắt buộc dự kiến sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy bảo hiểm phi nhân thọ tới năm 2017, với sự cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới của chính phủ nhằm khích lệ các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, sự cải thiện môi trường kinh doanh tại châu Âu cũng như tỷ lệ tham gia bảo hiểm còn thấp là những tiền đề giúp cho thị trường có thể đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng 9,8%/năm cho tới năm 2017.

Một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc tiêu biểu tại nước này như bảo hiểm động đất (có hiệu lực từ năm 2008), bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bác sỹ và bảo hiểm trách nhiệm với người thứ ba (có hiệu lực từ năm 2010). Ngoài ra, những sửa đổi bổ sung sắp tới trong các dự luật về bảo hiểm thảm họa và luật đầu tư khu vực tư nhân được kỳ vọng sẽ mở rộng diện các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc.

Về tỷ lệ thâm nhập của các sản phẩm bảo hiểm, số liệu thống kê năm 2012 cho thấy tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm tại Thổ Nhĩ Kỳ là 1,35%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của châu Âu là 7,6%. Đây là chỉ dấu cho thấy sự hấp dẫn và những cơ hội đầu tư đang mở rộng với các dòng vốn nước ngoài.

Các hãng bảo hiểm Trung Quốc đầu tư 14 tỷ USD vào tài sản tại hải ngoại

altCác quỹ bảo hiểm của Trung Quốc đã tiếp cận được với các kênh đầu tư vào tài sản tại thị trường nước ngoài với tổng trị giá 14 tỷ USD (86 tỷ Nhân dân tệ).

Theo tập đoàn CBRE, nhà tư vấn tài sản thương mại tại Anh, số tiền trên đã được chuẩn bị để sẵn sàng cho việc đầu tư vào tài sản tại các thị trường có độ minh bạch cao, bao gồm Anh quốc, Mỹ, Canada, Singapore, Hồng Kông và Úc.

Hiện nay, thị trường đầu tư vào tài sản tại Trung Quốc đã trở nên kém hấp dẫn. Thêm vào đó, pháp luật gần đây đã nới lỏng các quy định đầu tư ra thị trường nước ngoài. Do vậy, các hãng bảo hiểm đang tìm kiếm các cơ hội nhằm tiếp cận với các tài sản hải ngoại có mức giá rẻ hơn.

Trong một diễn biến có liên quan, Công ty bảo hiểm Ping An gần đây đã mua lại tòa nhà của Lloyd’s Luân Đôn với giá xấp xỉ 400 triệu USD.  

Ping An tăng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng

altTheo hãng tin Reuter, hôm Chủ nhật vừa qua công ty bảo hiểm Ping An cho biết sẽ thâu tóm 1,32 tỷ cổ phần mới tại Ngân hàng Ping An, khiến tỷ lệ sở hữu của Ping An tại ngân hàng này tăng từ 52,4% lên 59%, với tổng trị giá 14,8 tỷ Nhân dân tệ (2,4 tỷ USD).

Về phần mình, Ngân hàng Ping An sẽ sử dụng số tiền thu được để bổ sung vốn cấp 1 và làm tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) nhằm đáp ứng yêu cầu của các quy định pháp lý.

 (Nguồn: TBTCO, Bloomberg, Insurance Insight, Insurance Journal…)

BTV (tổng hợp). 

{fcomment}

Comments are closed.