FDIC có thể yêu cầu các ngân hàng trả trước 36 tỷ USD

(Vietstock) – Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) có thể thực thi một biện pháp chưa từng có tiền lệ rằng yêu cầu các ngân hàng trả trước khoảng 36 tỷ USD phí bảo hiểm để bổ sung quỹ bảo hiểm tiền gửi đã cạn kiệt nặng nề trước sự sụp đổ ồ ạt của các ngân hàng.

Theo đó, đây là lần đầu tiên FDIC yêu cầu phí bảo hiểm trả trước. Theo kế hoạch, các ngân hàng sẽ phải trả trước khoản phí bảo hiểm của họ trong năm 2010-2012 với khoảng 12 tỷ USD/năm. Đó là khoản lệ phí bảo hiểm bình thường, mặc dù khoản phí trên có thể thay đổi phần nào theo đà tăng trưởng trong tổng số tiền bảo hiểm, một cơ sở để xác định chi phí.

Hồi đầu tháng này, Chủ tịch FDIC Sheila Bair cho biết đang cân nhắc tất cả các tùy chọn, bao gồm việc vay từ Bộ Tài chính để bổ sung quỹ bảo hiểm.

Được biết, tổn thất trong khoản vay bất động sản thương mại và các khoản vay yếu kém khác đã dẫn đến sự sụp đổ của 95 ngân hàng từ đầu năm đến nay trong bối cảnh tình hình tài chính nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua. Quỹ bảo hiểm đã sụt giảm 20%, xuống còn 10.4 tỷ USD tính đến cuối Tháng Sáu, đây là mức thấp nhất kể từ năm 1992. Hiện nay, quỹ này đã bốc hơi 0.22 % tiền gửi được bảo hiểm, thấp hơn mức tối thiểu theo cuộc tranh luận trong hội nghị là 1.15%.

Theo FDIC dự báo, quỹ sẽ cần 70 tỷ USD cho đến năm 2013 để đối phó với các khoản tổn thất. Tuy nhiên, FDIC lại nhận được sự hậu thuận của chính phủ, có nghĩa là các khoản tiền gửi của khách hàng sẽ được đảm bảo lên đến 250,000 USD cho mỗi tài khoản.

Ngoài kế hoạch trả trước như trên, FDIC nhiều khả năng sẽ đề nghị việc đánh giá tình trạng khẩn cấp, hoặc chuyển tiền mặt từ thu phí từ chương trình giải cứu tạm thời của FDIC. Cơ quan này đã thu về khoảng 9 tỷ USD phí từ các ngân hàng phát hành nợ theo chương trình, trong đó có 596.7 triệu USD dành cho quỹ bảo hiểm tiền gửi.

Ngoài các quỹ bảo hiểm, FDIC có khoảng 21 tỷ USD tiền mặt có sẵn trong dự trữ để trang trải các khoản thua lỗ tại các ngân hàng sập tiệm, đây là mức sụt giảm khá mạnh so với con số 25 tỷ USD hồi cuối quý 1. Theo các quan chức FDIC, quỹ này có khả năng sẽ không xem xét việc khai thác hạn mức tín dụng của mình tại Bộ Tài chính, trừ khi tiền mặt cạn kiệt.

Được biết, hiện các ngân hàng nhỏ đang đối mặt với nhiều khó khăn. Do đó, các quan chức và đại diện ngành ngân hàng đang xem xét các biện pháp để có được nguồn tài chính cho các ngân hàng. Chương trình có thể sẽ buộc Bộ Tài chính  hoãn việc đóng cửa quỹ bảo lãnh  trị giá 700 tỷ USD, mà theo kế hoạch sẽ hết hạn trong năm nay. Số tiền trên có thể đến được với các ngân hàng có  mức xếp hạng quá yếu để đủ điều kiện giải cứu. Đồng thời các ngân hàng này được yêu cầu phải nâng cao khoản tài chính phù hợp với các thị trường tư nhân.

Bội Mẫn (Theo AP)

Comments are closed.