Bảo hiểm y tế tự nguyện phải mua theo hộ gia đình

130.jpgVi?c ng??i dân ???c mua b?o hi?m y t? t? nguy?n theo nhu c?u mà không c?n nh?ng ng??i khác trong gia ?ình tham gia nh? hi?n nay s? không có trong lu?t BHYT, d? ki?n ???c thông qua vào cu?i n?m.

Theo dự thảo Luật, được đưa ra thảo luận sáng 25/7 tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến năm 2014 toàn dân sẽ tham gia BHYT bắt buộc. Trước thời điểm đó, những người mua BHYT tự nguyện sẽ phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Một số ý kiến cho rằng không nên có ràng buộc này để tạo điều kiện cho người dân được chăm sóc sức khỏe, vì không phải hộ nào cũng có thể mua thẻ cho cả nhà.

Tuy nhiên, theo Ủy ban về các vấn đề xã hội, quy định trên giúp tránh tình trạng có bệnh mới mua bảo hiểm. Mặt khác, đối tượng mua BHYT tự nguyện đều có mức sống trung bình trở lên, vì người nghèo, cận nghèo đều được nhà nước hỗ trợ đóng phí.

Quyền lợi của những người tham gia BHYT tự nguyện cũng gây tranh cãi. Theo dự thảo, những người tham gia lần đầu hoặc không liên tục sẽ phải đợi 180 ngày mới được hưởng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn và 270 ngày với dịch vụ chăm sóc thai sản, nhằm tránh trường hợp ốm nặng, có thai mới tham gia.

Ủy ban về các vấn đề xã hội cũng đồng tình với điều này. “Các dịch vụ kỹ thuật cao rất đắt, có khi hàng nghìn người đóng phí cũng cũng không đủ trả cho một người sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao” – bà Trương Thị Mai, chủ nhiệm ủy ban, nói. Cụ thể, mỗi năm chi phí cho một bệnh nhân chạy thận là 80 triệu đồng, giá điều trị bệnh mạch vành là 60-70 triệu đồng mỗi lần.

Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng nên thời gian trên nên được rút ngắn, nhất là với dịch vụ thai sản. Ông Phạm Minh Tuyên, Trưởng ban Công tác đại biểu, nói: “Các cụ xưa vẫn nói người chửa cửa mả, việc chăm sóc phụ nữ mang thai có ý nghĩa quan trọng đối với thế hệ tương lai, nếu bắt họ phải chờ lâu như vậy thì có nên không?”.

Dự luật quy định, bệnh nhân BHYT phải cùng chi trả 20% phí khám chữa bệnh, nhưng một số người chỉ phải trả 5% hoặc được miễn hoàn toàn. Các đối tượng chính sách như người có công với cách mạng, người nghèo… được thanh toán chi phí vận chuyển khi chuyển tuyến. Theo một số đại biểu, không nên phân biệt như vậy mà cần có sự bình đẳng trong việc hưởng quyền lợi BHYT, vì người nghèo và các đối tượng chính sách đã nhận ưu tiên khi được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ.

Hải Hà (VnExpress)

Comments are closed.